Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 16
Hôm qua : 21
Tháng 11 : 316
Tháng trước : 392
Năm 2024 : 3.491
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sử dụng loa kẹo kéo: “Niềm vui người hát – Nổi khổ người nghe” và bi kịch khó lường

Từ đáp ứng nhu cầu hát hò của người dân trong hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, các loại hình giải trí sử dụng âm thanh như nhạc sống, karaoke di động đang bị lạm dụng và trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người.

Vấn nạn hát karaoke bằng loa kẹo kéo: Khủng bố hàng xóm trong cuộc vui trên bàn nhậu và những bi kịch khó lường - Ảnh 1.
Sử dụng loa kẹo kéo (Ảnh minh họa)

Bên cạnh những mặt tích cực, loại hình này cũng phát sinh nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân. Hay nói cách khác, ranh giới giữa niềm vui ca hát và nỗi khổ chịu đựng tiếng ồn chỉ cách nhau trong gang tấc, vì vậy cần vui có chừng, dừng đúng lúc.

Để đáp ứng nhu cầu ca hát, những năm gần đây các loại hình nhạc sống, karaoke di động (hay còn gọi là loa kẹo kéo) xuất hiện ngày càng phổ biến từ thành thị cho đến nông thôn. Bởi, mỗi gia đình chỉ cần vài triệu đồng là có thể sắm một chiếc loa kẹo kéo công suất lớn, có thể kết nối với điện thoại thông minh qua bluetooth để thỏa thích hát. Còn đám tiệc thì thuê hẳn dàn nhạc sống để phục vụ, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bà con.

Không thể phủ nhận hát hò là nhu cầu giải trí chính đáng của người dân. Tuy nhiên, việc ca hát quá ồn ào, hát vào giờ nghỉ ngơi hoặc ở những nơi đông dân cư đã biến loại hình này trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người và là “vấn nạn” của xã hội.

Thực tế cho thấy, khoảng cách giữa niềm vui người hát và… nỗi khổ người nghe chỉ cách nhau trong gang tấc. Và khi sự chịu đựng của người nghe vượt quá giới hạn đã dẫn đến những cự cải, xô xát làm mất tình làng nghĩa xóm, một số trường hợp người mất mạng, kẻ vướng vòng lao lý.

Vấn nạn hát karaoke bằng loa kẹo kéo: "Khủng bố" hàng xóm trong cuộc vui trên bàn nhậu và những bi kịch khó lường
Những án mạng từ tiếng ồn loa kẹo kéo

Mới đây nhất là vụ việc xảy ra tại Nha Trang (Khánh Hòa), đúng vào dịp lễ 30/4/2019. Theo đó, ông Bùi Nguyễn Phúc Hùng (SN 1966, thuê phòng trọ số 3 tại một khu nhà trọ ở thôn Phước Lợi, xã Phước Đồng) và một phụ nữ tổ chức ăn nhậu, sau đó hát karaoke tại phòng mình.

Khi về tới xóm trọ ở thôn Phước Lợi, xã Phước Đồng, TP Nha Trang, anh Q (SN 1994, ở phòng trọ số 1) nghe tiếng ồn phát ra từ phòng số 3 của ông Hùng, bèn ghé sang nhắc nhở vặn nhỏ âm lượng. Tuy nhiên ông Hùng cùng bạn mình không đồng ý, vì cho rằng là ngày nghỉ lễ nên có thể hát thoải mái.

Bực tức vì nhắc nhở không được, Q quay về phòng mình lấy con dao nhọn rồi chạy sang đâm ông Hùng 1 nhát vào vùng ngực khiến ông này tử vong tại chỗ. Sau khi gây án, Q vứt hung khí rồi tháo chạy, nhưng chỉ chạy được 1 đoạn thì bị người dân vây bắt, giao công an. Hiện tại, Q đang bị công an tỉnh Khánh Hòa tạm giữ để điều tra, xử lý về hành vi giết người.

Vụ thanh niên đâm chết người đàn ông hát karaoke ở Nha Trang kể trên không phải là duy nhất, trước đó đã có hàng loạt bi kịch chỉ vì người không thể chịu nổi tiếng ồn, người khó chịu vì đang hát thì bị nhắc nhở.

 

Vào tháng 3/2018, Võ Minh H (ngụ tỉnh Sóc Trăng) cùng bạn bè đến nhà anh Huỳnh Văn Thanh để tổ chức tiệc nhậu. Trong quá trình nhậu thì Dương Văn L (hàng xóm với anh Thanh) đến tham gia tiệc. Sau đó, L bỏ về nhà, lúc này, gia đình anh Thanh có sử dụng loa kẹo kéo để hát karaoke.

Mâu thuẫn phát sinh khi tiếng loa kẹo kéo gây tiếng ồn, L đi sang yêu cầu mọi người nên quay loa sang hướng khác, nhưng nhóm thanh niên trong tiệc nhậu không đồng tình và có buông lời thách thức. Tức giận, L về nhà lấy dao thủ sẵn trong người quay sang nhà hàng xóm, dùng dao chém và đâm vào ngực phải của anh H. Dù được đưa đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng, anh H đã tử vong tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

Một vụ án mạng khác cũng xảy ra vào tháng 2/2018, do ức chế vì tiếng hát karaoke ầm ĩ giữa trưa từ nhà háng xóm, ông L (59 tuổi, Hà Tĩnh) đã ném gạch vào sân người hàng xóm Nguyễn Công T (45 tuổi) rồi chửi bới.

Thấy vậy, ông Nguyễn Minh Ph (49 tuổi) cùng một số người đang hát ở nhà ông T đã đi ra. Hai bên xô xát, ông L bị ông Ph cắn vào má phải. Ông L bực tức về nhà lấy hai con dao và một chiếc liềm chạy sang đâm hai nhát vào ông Ph khiến tử vong.

Tại phiên tòa xét xử vào cuối tháng 8/2018, ông L trình bày, hôm đó cũng vừa đi nhậu về, ngà say, muốn có một giấc ngủ trưa thật sâu, song có nhiều tiếng hát karaoke lẫn lộn nhau phát ra từ nhà ông T khiến không thể chợp mắt. Đi sang trước cổng, thấy bên trong có nhiều người cả nam lẫn nữ đang hòa giọng, ông ném gạch cho bõ tức, nói: "Mở loa to vậy, vỡ làng, vỡ xóm".

"Ông Ph cùng một người hàng xóm cũng tỏ vẻ bực bội vì bị cắt ngang tiếng hát. Sẵn hơi men, chúng tôi cãi vã, tôi bị ông Ph cắn. Mọi chuyện diễn ra sau đó nằm ngoài ý muốn, cũng vì quá nóng giận mà tôi không làm chủ được bản thân" - bị cáo L nói trước tòa.

Được nói lời sau cùng, ông L xin lỗi, mong muốn được tha thứ, bỏ qua sai lầm. Nhận bản án 14 năm tù về tội Giết người, ông L lững thững bước đi theo cảnh sát ra xe thùng. Phía sau lưng ông, nhiều người thở dài, tiếc nuối người đàn ông hiền lành vì phút bốc đồng mà vướng lao lý.

Hẳn ai cũng còn nhớ, một nhà giáo trẻ 28 tuổi ngụ tỉnh Quảng Bình cũng đã bỏ mạng chỉ vì nhắc nhở hàng xóm không nên hát karaoke. Anh là Nguyễn Văn Ph, một giáo viên trẻ dạy môn giáo dục thể chất của một trường tiểu học trên địa bàn phường Lái Thiêu, Bình Dương và thuê một ki ốt nhỏ trong dãy trọ để bán đồ dùng học sinh.

Sự việc xảy ra vào khoảng 21 giờ ngày 7/10/2018, một nhóm thanh niên sử dụng loa kẹo kéo tổ chức ăn nhậu và hát hò ở khu vực nhà trọ của anh Ph. Khi anh qua gặp nhóm thanh niên ăn nhậu để nhắc nhở thì xảy ra mâu thuẫn, xô xát. Sau đó anh Ph bỏ về phòng trọ thì bị hai thanh niên trong nhóm nhậu dùng dao truy sát , đâm chém nhiều nhát khiến anh Ph gục xuống đất.

Nạn nhân được người dân đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, anh Ph đã tử vong trên đường tới bệnh viện.

Anh Ph mất đi, để lại nỗi đau vô tận cho người vợ trẻ, cùng đứa con thơ mới 3 tuổi. Vụ án mạng đau lòng xuất phát từ nguyên nhân tưởng như không có gì khiến người dân địa phương, cho tới bây giờ vẫn chưa hết bàng hoàng, xót xa.

Thực tế, những vụ án mạng đau lòng xuất phát từ việc hát karaoke gây ồn ào không hề hiếm. Hàng ngày, việc hàng xóm vì mải mê "giải trí" mà làm phiền những người xung quanh vẫn khiến nhiều người phải nhíu mày, khó chịu. Những khó chịu ấy cứ thế dồn đống lại, theo thời gian sẽ trở thành sự bức xúc và có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu mỗi bên thiếu kiềm chế.

"Nói thật rất nhiều lúc mình chỉ muốn vác dao sang nhà hàng xóm để mà.... Muốn hát gào hay mở nhạc ầm ĩ thì phải làm cách âm, còn không phải nghĩ tới người khác một chút. Ai cũng có việc của mình, đi làm về muốn nghỉ ngơi mà cứ gặp mấy kiểu thành phần 'nhà tao tao cứ mở đấy' thì thực sự ức chế chịu không nổi", bạn P. T. chia sẻ trên MXH sau khi đọc tin về những vụ việc như trên.

"Tôi không dung túng chuyện giết người dã man. Nhưng nhiều người rất vô ý thức. Hát karaoke cứ mở hết cỡ. Bất kể giờ giấc. Hay nhà hàng xóm có trẻ nhỏ. Tôi cũng đã từng thường xuyên bị tra tấn kiểu trên. Đóng kín cửa. Nhét bông gòn vào tai nhưng cũng không sao ngăn được tiếng nhạc thình thịch. Dội đau cả lồng ngực. Sang nhắc nhở thì biết đâu lại đen đủi bị như thầy giáo ở Bình Dương thì sao? Mà không nhắc, chắc có ngày phải chuyển nhà", bạn T. H. chia sẻ.

Nỗi khổ này, không phải của riêng ai. Cũng không phải không có chế tài xử lý những tình huống tương tự, nhưng thực sự, việc quản lý là không hề đơn giản với chính quyền địa phương. Hàng xóm phản ánh, chính quyền có thể tới vận động, nhắc nhở, nhưng chính quyền không thể lúc nào cũng túc trực ở trước nhà dân được.

Mặc khác pháp luật đã có những chế tài cụ thể. Song, do công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, nếu có cũng chỉ dừng lại ở hình thức nhắc nhở và một phần xuất phát từ tâm lý “ngại va chạm” nên tình trạng ô nhiễm tiếng ồn vẫn tái diễn.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi "gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau".

Nếu không xử phạt về hành vi nêu trên, người có thẩm quyền có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kèm theo hình phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (từ 01 triệu đến 160 triệu đồng) là biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định; buộc chi trả kinh phí giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Địa phương cũng đã đưa các nội dung quản lý tiếng ồn vào các quy ước, hương ước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở khu dân cư, để vận động người dân thực hiện, lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; song, khó khăn chung trong công tác này tồn tại ở quy định đối tượng được trang bị và sử dụng trang thiết bị nghiệp vụ để đo độ ồn.

Vì những bất cập trên, thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tiếng ồn chưa được thực hiện thường xuyên, chủ yếu thực hiện khi có yêu cầu hoặc người dân bức xúc phản ánh.

Để ca hát thật sự trở thành nét đẹp văn hóa, cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị và người dân. Tích cực vận động tuyên truyền thuyết phục, để mọi người hiểu và có ý thức tự giác chấp hành. Từ đó, nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong công tác giám sát.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, việc nêu gương của cán bộ, đảng viên cũng cần được chú trọng.

“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua sinh hoạt tổ nhân dân tự quản, các hội, đoàn thể... vận động người dân chấp hành. Đồng thời, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải tuân thủ và gương mẫu thực hiện”

Đồng thời, thường xuyên tổ chức kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thường xuyên phối hợp tốt giữa các ngành chức năng trong công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, chính quyền cơ sở cần cung cấp đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người dân về tiếng ồn, giải quyết kịp thời những bức xúc, nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Về phía người dân, nếu phát hiện tình trạng hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sử dụng âm thanh quá giờ quy định với cường độ lớn thì báo với trưởng công an, chủ tịch UBND cấp xã đến kiểm tra xử


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip