Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 22
Hôm qua : 22
Tháng 07 : 22
Tháng trước : 470
Năm 2025 : 4.635
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (ô nhiễm tiếng ồn).

Karaoke di động đang là một “vấn nạn” bùng phát ở nhiều nơi trong khu dân cư hiện nay. Bất hòa giữa người mở loa to và người bị làm phiền dẫn tới cự cãi, xô xát với nhau. Để rồi những người vốn là hàng xóm của nhau nay rơi vào tình cảnh người mất mạng, kẻ vướng vòng lao lý, tình trạng trên đã xảy ra ở một số địa phương.

 

Sử dụng loa kẹo kéo (Ảnh minh họa)

Từ đáp ứng nhu cầu hát hò của người dân trong hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, các loại hình giải trí sử dụng âm thanh như nhạc sống, karaoke di động (hay còn gọi là loa kẹo kéo) xuất hiện ngày càng phổ biến từ thành thị cho đến nông thôn. Bởi, mỗi gia đình chỉ cần vài triệu đồng là có thể sắm một chiếc loa kẹo kéo công suất lớn, có thể kết nối với điện thoại thông minh qua bluetooth để thỏa thích hát. Còn đám tiệc thì thuê hẳn dàn nhạc sống để phục vụ, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bà con.

Không thể phủ nhận hát hò là nhu cầu giải trí chính đáng của người dân. Tuy nhiên, việc ca hát quá ồn ào, hát vào giờ nghỉ ngơi hoặc ở những nơi đông dân cư đã biến loại hình này trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người và là “vấn nạn” của xã hội. Thực tế cho thấy, khoảng cách giữa niềm vui người hát và… nỗi khổ người nghe chỉ cách nhau trong gang tấc. Và khi sự chịu đựng của người nghe vượt quá giới hạn đã dẫn đến những cự cải, xô xát làm mất tình làng nghĩa xóm, đã có một số trường hợp người mất mạng, kẻ vướng vòng lao lý.

          Để mọi người hiểu rỏ hơn về các quy định của pháp luật quy định hình phạt xử lý đối với nạn karaoke di động chúng tôi xin trích điều Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Khi hát karaoke bất kể giờ giấc với “công suất” lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là đối tượng người già, trẻ em và học sinh. Hành vi gây tiếng ồn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường và nó xâm phạm đến an ninh- trật tự- an toàn xã hội.

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

Nếu hành vi gây tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, tổ hòa giải của khu dân cư hòa giải, đoàn thể khu dân cư động viên, giáo dục những người có hành vi vi phạm chấp hành pháp luật, báo trước cho họ đã vi phạm pháp luật có thể sẽ bị xử lý. Nếu giải quyết ở khu dân cư không có kết quả, có quyền làm đơn gửi đến UBND để giải quyết. Khi các cá nhân, tổ chức vi phạm thì báo ngay cho Công an xã để xuống lập biên bản vi phạm hành chính.

Về chế tài xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:

Theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như sau:

Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Về phía người dân, nếu phát hiện tình trạng hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sử dụng âm thanh quá giờ quy định hoặc với cường độ lớn thì báo với trưởng công an, Chủ tịch UBND cấp xã đến kiểm tra xử.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip